Đó là một trong những mục tiêu trong Chương trình Truyền thông về bình đẳng giới đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1790/QĐ-TTg ngày 23 tháng 10 năm 2021.
Phổ biến, cập nhật thông tin về pháp luật, chính sách về bình đẳng giới ít nhất 02 cuộc trong năm
Ngoài ra, Quyết định số 1790/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ còn đề ra nhiều mục tiêu cụ thể khác như: Đến năm 2025 đạt 100% bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai hoạt động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới hằng năm; phấn đấu đến năm 2030 nhận thức về bình đẳng giới của các nhóm đối tượng trong cộng đồng tăng từ 10 - 15% so với năm 2025; phấn đấu đến năm 2025 đạt ít nhất 70% cơ quan truyền thông áp dụng thí điểm và đến năm 2030 đạt 90% cơ quan truyền thông chính thức áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; đến năm 2025 đạt 95% và đến năm 2030 đạt 100% các hương ước, quy ước của cộng đồng đã được thông qua không có sự phân biệt đối xử về giới.

Để đạt được các mục tiêu trên, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp như: Tăng cường cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách và kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền phù hợp cho các nhóm đối tượng theo định kỳ và vào các đợt cao điểm hằng năm. Đổi mới về hình thức và phương tiện truyền thông, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nền tảng số, đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm trong công tác truyền thông về bình đẳng giới. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác truyền thông, huy động nguồn lực, phương tiện và sự tham gia, hưởng ứng của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là các nhà lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, những người có uy tín và ảnh hưởng lớn trong xã hội. Mở rộng và đẩy mạnh công tác giáo dục về bình đẳng giới trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và thúc đẩy sự tham gia của trẻ em. Xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số về giới trong truyền thông; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên truyền thông các ngành, các cấp. Tăng cường truyền thông về luật pháp, chính sách và những thành tựu, kết quả về bình đẳng giới của Việt Nam cho các đối tác quốc tế; tích cực đấu tranh, phản bác những thông tin sai lệch về bình đẳng giới và các chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, nhân rộng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới có hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai các nhiệm vụ của Chương trình; yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố xây dựng kế hoạch tham gia, tổ chức thực hiện Chương trình, tăng cường tuyên truyền về bình đẳng giới trong ngành, địa phương theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ đã được giao; đề nghị cơ quan Trung ương các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tham gia tổ chức triển khai Chương trình, tổ chức các hoạt động truyền thông, phổ biến kiến thức về bình đẳng giới, bạo lực trên cơ sở giới, đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho cán bộ hội viên, đoàn viên và cộng đồng./.

Tác giả bài viết: Đào Văn Thi (Thanh tra tỉnh)