1. Thực hiện quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn cho người lao động: LĐLĐ tỉnh đã ban hành Kế hoạch Tổ chức “Tháng công nhân và Tháng ATVSLĐ”, tổ chức phát động cấp tỉnh vào ngày 23/4/2018, sau đó công đoàn các huyện, ngành và cơ sở tổ chức phát động đồng loạt, nhằm biểu dương lực lượng đoàn viên, CNVCLĐ hướng tới Đại hội XIII Công đoàn Bình Định (tháng 5) và Đại hội XII Công đoàn Việt Nam (tháng 7). Thông qua chuỗi hoạt động này, công đoàn các cấp tập trung sức, nguồn lực tổ chức chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn”, tổ chức các diễn đàn “Nghe công nhân nói- Nói công nhân nghe”. LĐLĐ tỉnh đã in phát hành 2.000 tờ gấp về chương trình “Phúc lợi cho đoàn viên công đoàn”, nội dung có 15 đối tác đã ký thỏa thuận với Tổng LĐLĐ Việt Nam và 6 đối tác ký kết thỏa thuận với LĐLĐ tỉnh. Tiếp tục phát triển các đối tác mới có sản phẩm trí tuệ, giảm giá so với giá niêm yết để đoàn viên công đoàn và người lao động được hưởng lợi. Các CĐCS lựa chọn hình thức thích hợp, thương lượng, ký kết và thực hiện TƯLĐTT có cam kết thực hiện “Quyền lợi đảm bảo, phúc lợi tốt hơn”. Huy động các nguồn lực, phát triển quỹ “Mái ấm công đoàn”, phấn đấu hỗ trợ xây dựng 20 nhà cho CNLĐ khó khăn về nhà ở. Thực hiện kiểm tra, giám sát nâng cao chất lượng bữa ăn giữa ca, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp, giám sát thực hiện lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp. Thực hiện Kế hoạch giám sát thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại doanh nghiệp theo tinh thần kế hoạch số 182/KH-MTTQ-BTT ngày 02/02/2018 của UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định về việc phối hợp công tác giám sát năm 2018.
2. Để nâng cao đời sống tinh thần cho CNVCLĐ, thực hiện đưa văn hóa về cơ sở, nâng cao chất lượng Tạp chí truyền hình công đoàn phát trên sóng truyền hình tỉnh hàng tháng, phản ánh những bức xúc, gương điển hình tiêu biểu, nhất là kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong CNLĐ khu vực ngoài nhà nước và doanh nghiệp FDI đang là khâu yếu, chưa đến với người lao động. Tổ chức Ngày hội Văn hóa thể thao trong CNVCLĐ tập trung vào 5 và tháng 7- 2018. Vận động, tuyên truyền cho CNVCLĐ tham gia học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp. Phát hành Tập san Đại hội XIII Công đoàn Bình Định. Tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Tạp chí Công đoàn (11/2008-11/2018).
3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong viêc quản lý đoàn viên, thẻ đoàn viên, phát huy vai trò trách nhiệm của đoàn viên, ứng xử quyền lợi của đoàn viên công đoàn khác hơn người lao động chưa phải là đoàn viên công đoàn. Thực hiện công tác đối thoại giữa công đoàn các cấp với chính quyền, người sử dụng lao động để nắm bắt thông tin, bàn thảo, thỏa thuận, giải quyết những yêu cầu bức xúc của đoàn viên công đoàn, người lao động, ngăn ngừa ngừng việc tập thể, đình công.
4. Phát huy tính năng động, sáng tạo của CNVCLĐ trong học tập, lao động, sản xuất. Tham gia và hưởng ứng tích cực, có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trọng tâm là phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”. Ứng dụng công nghệ mới để đạt “Năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn” trong khu vực sản xuất, kinh doanh; đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động xây dựng người cán bộ, công chức, viên chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, liêm chính” ở khu vực các cơ quan hành chính và phong trào “Nâng cao đạo đức nghề nghiệp” ở khu vực các đơn vị sự nghiệp. Để động viên cổ vũ phong trào thi đua LĐLĐ tỉnh tổ chức trọng thể Lễ phát động “Tháng công nhân và Tháng ATVSLĐ”, biểu dương tôn vinh, khen thưởng cho cán bộ công đoàn tiêu biểu, CNLĐ tiểu biểu, trao tặng Bằng và huy hiệu Lao động sáng tạo của Tổng LĐLĐ Việt Nam cho các cá nhân.
Về vấn đề này, BHXH trả lời như sau:
Trường hợp bố của bà được Bệnh viện Thống Nhất chuyển tuyến đến bệnh viện Bình Dân để tán sỏi qua nội soi thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến nhân mức quyền lợi được hưởng (80%, 95%, 100% tùy theo đối tượng tham gia BHYT). Các chi phí dịch vụ, chi phí ngoài quy định, chi phí đồng chi trả bố của bà phải tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.
Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:
Tại Điều 2 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH có quy định, “Hoàn trả: Là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định là không phải tiền đóng hoặc đóng thừa, đóng trùng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH…”.
Như vậy, theo quy định trên, khi người lao động bị đóng trùng BHXH thì cơ quan BHXH có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã đóng trùng đó.
Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 63 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định: “Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 1 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3, Điều 48.
Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có)”.
Với thủ tục thoái thu gồm: Công văn của đơn vị; danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (D02-TS); sổ BHXH.
Sau đó, công ty cũ của người lao động sẽ có trách nhiệm làm thoái thu đồng thời chốt sổ BHXH.
Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:
Công trình xây dựng là loại sản phẩm hàng hóa đặc thù được hình thành trong tương lai, chất lượng và an toàn của công trình (liên quan đến an toàn cộng đồng) phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động xây dựng như lập quy hoạch xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công,… để tạo ra công trình. Do đó, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng được pháp luật quy định và quản lý chặt chẽ.
Theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành, năng lực của tổ chức được đánh giá trên cơ sở xem xét một cách tổng thể các tiêu chí về nhân sự, kinh nghiệm thực hiện công việc, tài chính, quy trình quản lý chất lượng và khả năng huy động máy móc thiết bị.
Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập hoàn toàn có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cấp III vì Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu tối thiểu về nhân sự của tổ chức, không yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện công việc, tài chính,…
Trường hợp tổ chức chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực (kể cả hạng III) thì theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng đã quy định tổ chức này được tham gia các hoạt động xây dựng đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình quy mô cấp IV; dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì công trình quy mô cấp IV.
Về vấn đề này, Bộ Công an trả lời như sau:
Điều 27 Luật Cư trú quy định về trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; người ở chung một chỗ ở hợp pháp nhưng không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Cư trú và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu gia đình, sổ hộ khẩu cá nhân, khi người này muốn tách sổ hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý bằng văn bản.
Thủ tục tách sổ hộ khẩu bao gồm:
- Sổ hộ khẩu.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- Ý kiến đồng ý của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú là: Người ở chung một chỗ ở hợp pháp nhưng không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Cư trú và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu gia đình, sổ hộ khẩu cá nhân, khi người này muốn tách sổ hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý bằng văn bản.
Công dân được tách sổ hộ khẩu khi có đầy đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc đề nghị bà Lâm Tú Anh đến cơ quan Công an nơi đăng ký cư trú để được hướng dẫn cụ thể.
Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Khoản 3 Điều 2 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại.
Người bị mất bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ được cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.
Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc qua bưu điện. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu được cấp.