Thông tư số 01 áp dụng đối với các cơ quan thanh tra, gồm: (1) Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (2) Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm: Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ; Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương; Cơ quan thanh tra trong cơ quan cơ yếu Chính phủ; Thanh tra sở; (3) Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
Để xác định các vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra cần đảm bảo các nguyên tắc và căn cứ như sau: (1) Vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra được xác định trên cơ sở nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức; (2) Căn cứ xác định vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP.
Thông tư số 01 hướng dẫn 24 vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra, cụ thể được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 01.
- Bản mô tả công việc và khung năng lực của từng vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ quan thanh tra được quy định tại Phụ lục II.A, Phụ lục II.B, Phụ lục II.C, Phụ lục II.D ban hành kèm theo Thông tư số 01.
- Khung cấp độ xác định năng lực đối với vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Thanh tra trong các cơ quan thanh tra được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 01.
Thông tư số 01 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 18 tháng 12 năm 2023. Trường hợp công chức đang giữ ngạch công chức cao hơn so với ngạch công chức theo yêu cầu của vị trí việc làm được quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-TTCP thì được bảo lưu ngạch công chức cho đến khi có hướng dẫn mới.
Toàn văn Thông tư (tải tại file đính kèm)./.