Quy định mới về chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng

Thứ tư - 07/04/2021 15:07
Ngày 22/3/2021, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 02/2021/TT-TTCP quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thông tư có một số nội dung cơ bản như sau:
Thứ nhất, về các loại báo cáo
- Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
- Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chất chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
- Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.

Thứ hai, về nội dung báo cáo
Nội dung báo cáo định kỳ và báo cáo chuyên đề phải nêu tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong kỳ báo cáo, dự báo tình hình và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo (kèm theo các biểu tổng hợp số liệu). Nội dung báo cáo đột xuất thực hiện theo hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.


Thứ ba, về thời gian chốt số liệu báo cáo định kỳ
- Báo cáo Quý I: Từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 3 của năm báo cáo;
- Báo cáo Quý II, Quý III, Quý IV: Từ ngày 15 của tháng cuối quý trước đến ngày 14 của tháng cuối quý báo cáo;
- Báo cáo 6 tháng: Từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 của năm báo cáo;
- Báo cáo 9 tháng: Từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 9 của năm báo cáo;
- Báo cáo hằng năm: Từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo;
Đối với báo cáo chuyên đề, đột xuất, thời gian chốt số liệu thực hiện theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

Thứ tư, về đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo và thời hạn gửi báo cáo định kỳ
- UBND cấp xã, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp huyện gửi báo cáo UBND cấp huyện chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- UBND cấp huyện, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi địa bàn quản lý của cấp tỉnh gửi báo cáo UBND cấp tỉnh chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- UBND cấp tỉnh tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo Thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp huyện gửi báo cáo cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp tỉnh chậm nhất vào ngày 15 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Cơ quan trung ương được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp tỉnh tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo cơ quan được tổ chức theo ngành dọc cấp trung ương chậm nhất vào ngày 16 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo bộ, cơ quan ngang bộ chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo;
- Bộ, cơ quan ngang bộ tổng hợp, duyệt, gửi báo cáo Thanh tra Chính phủ chậm nhất vào ngày 20 của tháng cuối thuộc kỳ báo cáo;
- Cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại cấp tỉnh, cấp huyện đồng thời gửi báo cáo đến cơ quan thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp để phục vụ quản lý. Cơ quan thanh tra và cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp không tổng hợp nội dung báo cáo này vào báo cáo của mình.
Đối với báo cáo chuyên đề, đột xuất, thì đối tượng thực hiện báo cáo, thời hạn báo cáo được thực hiện theo yêu cầu của Thanh tra Chính phủ.

Thứ năm, về hình thức báo cáo, phương thức gửi báo cáo
Báo cáo được thể hiện bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử, có chữ ký của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị và được đóng dấu theo quy định. Ngoài 2 phương thức gửi báo cáo tới cơ quan nhận báo cáo bằng đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp, báo cáo còn được gửi qua hệ thống văn bản điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc một số phương thức khác như: gửi qua phần mềm hệ thống thông tin báo cáo của Thanh tra Chính phủ; gửi qua thư điện tử của cơ quan hành chính nhà nước; gửi qua Fax.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 10/5/2021 và thay thế cho Thông tư số 03/2013/TT-TTCP ngày 10/6/2013 của Thanh tra Chính phủ quy định chế độ báo cáo công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng./.

Tác giả bài viết: Mai Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

10/2023/TT-BNV

Thông tư HD thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức,đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội

Thời gian đăng: 29/08/2023

lượt xem: 306 | lượt tải:49

59/2022/NĐ-CP

Nghị định Quy định về xác thực định danh điện tử

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 557 | lượt tải:117

55/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 458 | lượt tải:117

53/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 821 | lượt tải:128

979/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật"

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 353 | lượt tải:99
Học tập và làm theo Bác
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay28,563
  • Tháng hiện tại579,831
  • Tổng lượt truy cập19,342,387
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây