Một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật và thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh

Thứ hai - 22/02/2021 15:08
Ngày 09/02/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Phi Long ký ban hành Chỉ thị số 04/CT-UBND về nâng cao chất lượng công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:

Thứ nhất, xác định xây dựng pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; gắn kết việc xây dựng pháp luật với tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật của cơ quan, đơn vị mình.

Thứ hai, chủ động rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do HĐND, UBND cấp mình ban hành thuộc lĩnh vực ngành, địa phương quản lý để kịp thời đề xuất xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không phù hợp thực tiễn nhằm phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội, quyền con người, quyền công dân, hội nhập quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế Việt Nam mới gia nhập. Chú trọng xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật theo phân cấp về tổ chức, bộ máy theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thứ ba, thực hiện nghiêm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; chú trọng việc tổng kết thi hành pháp luật, khảo sát thực trạng quan hệ xã hội, đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động của văn bản, tiếp thu, giải trình đầy đủ, thực chất các ý kiến góp ý để đảm bảo tính khả thi của văn bản; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về chất lượng, thời gian trình các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của HĐND, UBND theo lĩnh vực của sở, ngành mình quản lý.

Thứ tư, tiếp tục kiện toàn đội ngũ công chức làm công tác pháp chế; điều động, luân chuyển công chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm tốt công tác pháp chế, đảm bảo đội ngũ công chức làm công tác này có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao; đảm bảo việc tham gia của cán bộ pháp chế vào công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Thứ năm, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong nghiên cứu xây dựng, đề xuất chính sách và soạn thảo, trình văn bản quy phạm pháp luật; chú trọng kiểm tra, phát hiện ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi “tham nhũng, trục lợi chính sách”.

Thứ sáu, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật, xác định rõ cơ chế phân công, trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tổ chức thi hành pháp luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thi hành pháp luật; phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật; Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố cần lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời và có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để, đúng pháp luật đối với các vụ việc vi phạm trong tổ chức thi hành pháp luật.

Thứ bảy, tăng cường hơn nữa năng lực phản ứng chính sách trong quá trình tổ chức thi hành pháp luật, nhất là trong việc tiếp nhận, xử lý phản ảnh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp; chú trọng đối thoại với doanh nghiệp, người dân về vướng mắc, bất cập trong thực thi chính sách, doanh nghiệp.

Thứ tám, chú trọng phổ biến, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và ý thức tự giác học tập, tìm hiểu pháp luật và tuân thủ pháp luật; đổi mới phương pháp, tăng cường nguồn lực cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Thứ chín là tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật, nhằm bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật./.

Tác giả bài viết: Mai Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

10/2023/TT-BNV

Thông tư HD thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức,đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, hội

Thời gian đăng: 29/08/2023

lượt xem: 321 | lượt tải:53

59/2022/NĐ-CP

Nghị định Quy định về xác thực định danh điện tử

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 573 | lượt tải:127

55/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 477 | lượt tải:124

53/2022/NĐ-CP

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 923 | lượt tải:139

979/QĐ-TTg

Quyết định phê duyệt Đề án "Thí điểm đổi mới hoạt động đánh giá hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật"

Thời gian đăng: 15/09/2022

lượt xem: 369 | lượt tải:105
Học tập và làm theo Bác
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay2,567
  • Tháng hiện tại160,570
  • Tổng lượt truy cập20,080,871
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây