Theo đó, Thông tư quy định về trình tự, thủ tục bảo vệ việc làm của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động, thân nhân của người tố cáo bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động (gọi chung là người được bảo vệ); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ. Thông tư áp dụng đối với người được bảo vệ; cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo; người giải quyết tố cáo; cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc bảo vệ việc làm của người được bảo vệ.
Theo Thông tư, người làm việc theo hợp đồng lao động là người lao động theo quy định của pháp luật lao động, bao gồm cả người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động đối với một số công việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Bảo vệ việc làm của người được bảo vệ là việc cơ quan có thẩm quyền tiến hành xem xét, ra quyết định áp dụng biện pháp cần thiết quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Tố cáo để bảo vệ việc làm cho người được bảo vệ.
Thông tư hướng dẫn cụ thể các vấn đề như: Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm; quyết định, thay đổi, bổ sung và chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp; trách nhiệm của người sử dụng người lao động; trách nhiệm của tổ chức đại diện người lao động; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ban hành kèm theo Thông tư có 06 biểu mẫu hướng dẫn cụ thể về cách thức đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ việc làm./.
Tác giả bài viết: Đào Văn Thi (Thanh tra tỉnh)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn